Trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, gỗ và sản phẩm liên quan đến gỗ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm gỗ đều phù hợp để xuất khẩu và mang lại lợi nhuận đáng kể. Do đó, bài viết này Top Cargo sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường xuất khẩu gỗ. Từ đó giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về việc lựa chọn sản phẩm gỗ phù hợp để xuất khẩu.
Việt Nam hiện chỉ cho phép xuất khẩu gỗ thuộc nhóm gỗ rừng trồng như keo, tràm, thông, cao su…. Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Teak. Tuy nhiên, đa phần nguồn gỗ Teak này có xuất xứ từ Lào. Được các doanh nghiệp Việt Nam mua lại và xuất đi dưới dạng tạm nhập tái xuất.
Gỗ tròn: Thường ít được khuyến khích vì giá trị thấp và lãng phí nguồn tài nguyên gỗ.
Gỗ xẻ: Thường được xẻ nan để làm pallet hay ván sàn.
Gỗ ghép thanh: Các thanh gỗ nhỏ được liên kết để tạo thành tấm ván gỗ.
Ván bóc: Các thanh gỗ được bóc thành tấm ván mỏng để sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất ván ép.
Gỗ dán: Được tạo từ nhiều tấm ván gỗ mỏng để tạo thành tấm gỗ, được sử dụng trong đóng bao bì, pallet, đồ nội thất...
Đồ nội thất từ gỗ: Bao gồm bàn ghế, giường, giá sách... đem lại giá trị cao cho xuất khẩu và tạo việc làm cho lao động trong nước.
Đồ gia dụng bằng gỗ: Bao gồm muỗng, đũa, thìa, thớt, hộp... được chính phủ khuyến khích xuất khẩu.
Mặt hàng gỗ khác: Bao gồm dăm gỗ, ván MDF, ván sàn...
Những mặt hàng gỗ xuất khẩu giá trị cao thường được ưu đãi thuế 0% để khuyến khích xuất khẩu.
>> Xem thêm giá gỗ pallet xuất khẩu mới nhất hiện nay: https://topcargo.vn/bao-gia-pallet-xuat-khau/
Một số thị trường xuất khẩu gỗ chính bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ.
● Trung Quốc thường nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ để làm pallet, gỗ ghép thanh và ván bó để sản xuất đồ nội thất.
● Ấn Độ nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc, ván ép và gỗ ghép thanh.
● Hàn Quốc nhập khẩu gỗ xẻ, ván ép, gỗ ghép thanh và đồ nội thất.
● Nhật Bản thường nhập khẩu ván ép và đồ nội thất, yêu cầu chứng nhận FSC cho các sản phẩm gỗ.
● Châu Âu và Mỹ cũng nhập khẩu ván ép và đồ nội thất, đồng thời yêu cầu chứng nhận FSC.
Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường lớn nhất cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam, tuy nhiên, đa số nhập khẩu dưới dạng nguyên liệu thô hoặc giá trị thấp để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị thương mại cao hơn. Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi phải cạnh tranh trong điều kiện giá cả thấp và áp lực về chất lượng. Việc không áp thuế xuất khẩu cho các mặt hàng gỗ giá trị thấp cũng làm tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Thiếu vốn đầu tư: Đa số các doanh nghiệp trong ngành gỗ vẫn chưa đủ khả năng tài chính để đầu tư vào nhà máy và trang thiết bị hiện đại, từ đó sản xuất các mặt hàng có giá trị cao. Điều này dẫn đến việc sản xuất chủ yếu là gỗ thô hoặc các sản phẩm có giá trị và chất lượng thấp, gây lãng phí nguồn tài nguyên và giảm hiệu quả kinh doanh.
Thiếu chứng nhận FSC: Hầu hết nguồn cung cấp gỗ từ rừng trồng vẫn chưa có chứng nhận FSC, điều này hạn chế khả năng xuất khẩu vì nhiều quốc gia nhập khẩu gỗ yêu cầu chứng nhận này để đảm bảo nguồn gốc và bền vững của gỗ. Nếu không giải quyết sớm, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển và duy trì thị trường xuất khẩu.
Canh tranh không lành mạnh: Sự phát triển không kiểm soát và quy hoạch của ngành gỗ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Điều này làm giảm giá thành sản phẩm và tạo áp lực cạnh tranh không cần thiết, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Theo như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước hiện nay. Thì việc lựa chọn mặt hàng gỗ để khởi nghiệp xuất khẩu là một quyết định hợp lý. Bởi mặt hàng gỗ có nhiều ưu điểm như: nhu cầu xuất khẩu cao, giá ổn định và thời gian sử dụng lâu dài. Đặc biệt, việc có nhiều xưởng sản xuất chế biến gỗ trên cả nước giúp dễ dàng tìm nguồn hàng.
Tuy nhiên, bạn không nên chọn các mặt hàng gỗ giá trị thấp vì áp thuế cao. Và thay vào đó, nên hướng đến các sản phẩm gỗ giá trị cao như gỗ dán và đồ gia dụng gỗ. Điều này có thể giúp tăng giá trị sản phẩm và cơ hội thương mại của công ty thương mại.
Tóm lại, việc khởi nghiệp xuất khẩu gỗ có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần phải chọn đúng mặt hàng và phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp để thành công.
Gỗ và các sản phẩm về gỗ luôn là mặt hàng tiềm năng cho xuất khẩu. Nếu bạn muốn khởi nghiệp xuất khẩu thì mặt hàng này sẽ khá là phù hợp cho người mới bắt đầu bởi không quá khó để nghiên cứu và tìm hiểu đặc tính. Lại tương đối an toàn khi ít rủi ro về hư hỏng như nông sản. Hãy liên hệ với Top Cargo nếu bạn đang cần một đơn vị giúp bạn hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu gỗ nhanh chóng và hiệu quả nhé!
>> Tham khảo: Giá gỗ keo mới mất 2024 đối với ngành xuất nhập khẩu